Ngành hóa chất tại Việt Nam khởi đầu bắt đầu từ thời kháng chiến chống Pháp. Khi đó do điều kiện sản xuất còn thiếu thốn, nên việc sản xuất còn manh mún.
Khởi nguồn ngành hóa chất Việt Nam
Ngành hóa chất tại Việt Nam khởi đầu bắt đầu từ thời kháng chiến chống Pháp. Khi đó do điều kiện sản xuất còn thiếu thốn, nên việc sản xuất còn manh mún. Các loại hóa chất công nghiệp chủ yếu được sản xuất là xút, acid (axít), phân lân. Chúng sử dụng cho các ngành cơ bản như pin, ắc quy, săm lốp xe đạp. Việc sản xuất lúc đó nhằm phục vụ cho các nhu cầu thời chiến. Sau chiến tranh, đất nước ngày một phát triển, theo đó nhu cầu về hóa chất cơ bản lớn hơn. Để sản xuất các mặt hàng tiêu dùng cho nhân dân. Hầu hết các nhà máy được đặt ở miền bắc nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ. Tuy nhiên đây là tiền đề lớn cho sự phát triển của ngành hóa chất về sau. Các sản phẩm được sản xuất ra cũng đa dạng hơn như phân đạm, phân bón, bột giặt, cao su,… Ngành hóa chất lúc bấy giờ được Nhà Nước hỗ trợ để sản xuất mạnh hơn các dòng dùng nhiều cho sản xuất như axit sunfuric, acid clohyđric, xút lỏng, clo.Sự quan trọng của ngành hóa chất đối với sự phát triển kinh tế
Khi giai đoạn kinh tế thị trường bắt đầu, ngành hóa chất càng chứng tỏ sự quan trọng của mình. Nhu cầu hóa chất tăng cao đồng thời sinh ra nhiều công nghệ sản xuất hóa chất đáp ứng nhu cầu hóa chất của nhiều ngành công nghiệp. Đó là các ngành như sản xuất giấy, dệt nhuộm, kính, điện tử, than, nhiệt điện, cao su. Các loại hóa chất chuyên dụng được dùng nhiều hơn như hóa chất xử lý cáu cặn, hóa chất ức chế ăn mòn, hóa chất khử vi sinh, hóa chất chống cáu cặn dùng cho tháp giải nhiệt, nồi hơi, hệ thống làm lạnh, nước thải trong sản xuất. Cho tới ngày nay, nhu cầu hóa chất đã thâm nhập hầu hết các ngành sản xuất. Đồng thời, cùng với sản xuất đó là ý thức về môi trường tại Việt Nam ngày một cao hơn. Các nhà máy sản xuất ngày một ý thức tốt hơn về vấn đề bảo vệ môi trường, để tạo ra giá trị thực sự cho xã hội. Do đó, các loại hóa chất xử lý nước thải và nước cấp được các nhà máy sử dụng.Nguồn vuhoangco